Hải Phòng, ngày 10/10/2024 |
Đặc điểm nổi bật: Giàu khoáng chất và Vitamin
Bột nhàu là sản phẩm nguyên chất 100% từ trái nhàu
Công dụng của bột trái nhàu rất tốt cho sức khỏe xương khớp và bổ dưỡng cho cơ thể
Đóng hộp thủy tinh dễ dàng sử dụng.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả nhàu có tới 29 loại acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều loại axit amin, caroten, vitamin C, sắt, Mg, Ca, K, Na. Đây đều là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều chứng bệnh.
Theo thông tin trên báo Sức khỏe & đời sống, dịch quả nhàu chứa chất damnacanthal có tác dụng ức chế nhiều tế bào ung thư trong cơ thể bằng cách giảm lượng máu tới khối u. Dịch chiết từ quả nhàu cũng tác động tích cực đến sự tiết dịch của niêm mạc dạ dày, tá tràng nên rất tốt với những bệnh nhân viêm dạ dày thể đa toan hoặc trường hợp trào ngược dịch dạ dày.
Trong khi đó, y học dân gian cho rằng quả nhàu có vị hăng nồng, tính mát. Quả phơi khô hay dùng tươi đều là vị thuốc hữu hiệu để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, nhuận tràng, băng huyết, nhức mỏi, đau lưng, tiểu đường, mụn nhọt…. Cụ thể:
Các hợp chất trong trái nhàu khô giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ, tiêu hóa, sử dụng vitamin, thảo dược và khoáng chất. Đồng thời, nó cũng có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn sự hủy hoại những gốc tự do trong cơ thể.
Trái nhàu khô cũng giảm đau và giảm sưng vết thương với triệu chứng như vết thâm tím, căng da và bỏng. Có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến cơ và khớp như bệnh viêm khớp, hội chứng nhức xương cổ tay,
Trong trái nhàu có những hợp chất có thể xóa tan căng thẳng mệt mỏi, giảm nhanh những cơn đau trong cơ thể như: đau lưng, cổ, đau cơ, đau dây thần kinh, đau nửa đầu. Do đó, mọi người có thể chuẩn bị sẵn 1 chút trái nhàu khô trong nhà để dùng như một loại thuốc giảm đau không tác dụng phụ lại tốt cho sức khỏe.
Với trái nhàu tươi, vị chua của nước ép làm tăng sự co bóp cơ trơn ở trong ruột, kích thích quá trình đẩy chất thải ra ngoài. Khi đem chế biến thành trái nhàu khô, công dụng này không những không mất đi mà còn giảm được mùi vị hăng, khai vốn có của sản phẩm. Do đó, khi bị táo bón, thay vì uống thuốc nhuận tràng bạn có thể sắc 1 ít trái nhàu khô uống để kích thích sự co bóp của ruột, nhuận tràng, cải thiện hệ tiêu hóa.
Trái nhàu có tác dụng sản xuất những tế bào T. Những tế bào này giữ vai trò quan trọng trong việc đề kháng các tế bào lạ hoặc các di nguyên gây dị ứng, thậm chí là cả tế bào tăng cường. Việc gia tăng sản xuất tế bào T cũng giúp các tế bào khác mạnh mẽ lên, các tế bào lạ bị tiêu diệt dần dần, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nước trái nhàu giúp người bị hen suyễn bớt lên cơn hen. Đồng thời, chúng có khả năng ngăn ngừa các dị nguyên để giảm tình trạng dị ứng ở người hen suyễn.
Uống nước trái nhàu thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn. Qua đó, giảm cân một cách hiệu quả.
Bột nhàu khô không chỉ dùng làm thuốc mà còn có thể làm mặt nạ trị mụn, dưỡng da. Bạn có thể kết hợp bột nhàu khô với nước và các thành phần có công dụng trị mụn khác. Trộn thành hỗn hợp dẻo, đắp lên vùng da nổi mụn cóc, băng kín lại. Mỗi ngày làm 1 lần. Sau khoảng 1 tuần thì mụn cóc sẽ nổi lên, bạn có thể loại bỏ mụn mà không lo thâm hoặc mụn tái phát.
Nước nhàu đã được chứng minh là cho tác dụng tích cực trong việc giảm đau nửa đầu. Người bệnh nên uống thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nước trái nhàu là một trong những đồ uống có khả năng tăng cường cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu. Qua đó, làm thông thoáng các mạch máu, bền thành mạch, giảm huyết áp và phòng ngừa bệnh lý tim mạch hiệu quả.
Như đã trình bày ở trên, trái nhàu khô có nhiều ưu điểm. Trong đó, có thể kể đến các ưu điểm chính sau:
Thành phần hóa học trong trái nhàu tươi và trái nhàu khô có phần khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm khô vẫn giữ nguyên được hàng loạt công dụng tuyệt vời của trái nhàu cho sức khỏe con người. Là một “thần dược” tuyệt vời đến từ tự nhiên.
Ưu điểm thứ 2 của trái nhàu khô có lẽ là cải thiện hương vị. Bởi nếu những sản phẩm khác người dùng thường thích tươi vì hương vị tươi ngon tự nhiên thì với quả nhàu lại ngược lại. Quả nhàu tươi dù khá đẹp mắt nhưng lại có vị khai, hăng rất nồng. Phần lớn người từng dùng trái nhàu tươi đều cho rằng hương vị của trái nhàu tươi không được dễ chịu.
Rất may, khi sơ chế thành trái nhàu khô thì dù công dụng không đổi nhưng vị khai và hăng của trái nhàu lại giảm đi rất nhiều. Điều này giúp người dùng tiện trong việc sử dụng và dễ dàng tận hưởng các công dụng tuyệt vời của nhàu.
Một trong những mục đích đầu tiên khi sản xuất trái nhàu khô là để tiện vận chuyển, để mang thảo dược tuyệt vời này đến nhiều người dùng hơn. Bởi so với quả tươi, trái nhàu khô nhẹ hơn, cứng chắc hơn (ít bị hỏng, hư thối trong quá trình vận chuyển) và ít yêu cầu về hệ thống bảo quản trong quá trình vận chuyển hơn.
Đặc biệt, quả nhàu khô cũng rất tiện cho việc bảo quản và có thể bảo quản trong thời gian dài. Trong thời gian đó, chúng có thể được mang đi bất cứ đâu trên thế giới. Không bó hẹp ở vùng trồng và một số nước lân cận như quả nhàu tươi.
Dù được trồng trong môi trường sạch sẽ, được thu hái cẩn thận thì trái nhàu tươi vẫn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, bị côn trùng, vi sinh vật gây hại tấn công. Tuy nhiên, với trái nhàu khô thì quả nhàu sẽ được tuyển chọn kỹ lưỡng, trải qua quá trình sơ chế đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nên không lo nhiễm khuẩn, chứ côn trùng, vi khuẩn gây hại.
Trái nhàu khô rất dễ bảo quản, có thể bảo quản trong thời gian dài.
Tuy nhiên, để đảm bảo công dụng của sản phẩm, người dùng nhất định phải ghi nhớ các lưu ý khi bảo quản trái nhàu khô như: cần bỏ vào túi bóng, buộc kín nhiều lớp hoặc cho vào lọ thủy tinh, bình chứa có nắp đậy; không để trái nhàu khô gần các loại thuốc, hóa chất, nặng mùi.
Nên bảo quản trái nhàu khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời; nên thường xuyên kiểm tra và có thể phơi, sấy lại để đảm bảo sản phẩm không bị ẩm, mốc….
Về cách dùng thì việc dùng trái nhàu khô cũng rất đơn giản, mọi người có thể áp dụng 3 cách dùng chính là sắc lấy nước, ngâm ợu hoặc nghiền bột uống.
Cách đơn giản nhất để dùng trái nhàu khô là sắc lấy nước nhàu. Người dùng chỉ cần đem quả nhàu khô rửa sạch, cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ. Đun cho đến khi sôi, hạ lửa nhỏ đun tiếp trong 10 phút. Sau đó rót lấy nước, để nguội bớt rồi uống. Nếu muốn uống nóng liên tục thì có thể rót nước thuốc vào bình giữ nhiệt.
Một số người cũng cho trái nhàu khô vào ấm nước sắc như nước trà để uống. Tuy nhiên, do miếng nhàu khô lớn hơn nhiều so với lá trà nên việc hãm trong ấm. Thậm chí hãm trong bình giữ nhiệt đều khó giúp trái nhàu khô tiết hết dưỡng chất.
Nếu uống được r.ư.ợ.u thì người dùng cũng có thể ngâm r.ư.ợ.u nhàu bằng cách rửa sạch quả nhàu khô, để ráo nước. Sau đó, cho trái nhàu khô vào bình ngâm r.ượu. Đổ r.ượu vào bình cho đến khi ngập quả nhàu khô. Đậy nắp thật chặt, ngâm trong khoảng 3 – 4 tuần. Sau thời gian này, rót r.ư.ợ.u nhàu ra để dùng theo liều lượng 1 – 2 chén mỗi bữa ăn. Nên kiên trì dùng từ 1 – 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thời gian ngâm càng lâu, r.ư.ợ.u càng ngấm chất nhàu, r.ư.ợ.u càng thơm và ngon. Có thể kết hợp ngâm nhàu khô với rễ nhàu để kết hợp dược tính của cả 2 bộ phận này.
Nếu là người bận rộn không có thời gian sắc nước nhàu hoặc không muốn dùng r.ư.ợ.u nhàu thì bạn cũng có thể đem trái nhàu khô đi nghiền thành bột. Mỗi lần lấy 1 – 2 thìa bột nhàu, cho vào cốc, rót nước sôi vào để 1 – 3 phút rồi uống nóng.