Đặc điểm nổi bật:
Trà hoa hồng được xem là sản phẩm có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, bảo gan và chống oxy hóa, thơm dịu thanh mát.
Trà hoa hồng là sự kết hợp mới lạ, độc đáo giữa trà đen và hoa hồng
thông qua quy trình ủ men diễn ra khá lâu nên trà có mùi hương rất đặc biệt,
vừa nồng nàn mùi trà vừa phảng phất hương hoa hồng dịu nhẹ, khi pha trà có sắc
đỏ nâu và vị chát của trà đen cùng vị ngọt nhẹ của hoa hồng
Từ lâu, hoa hồng được xem là thực vật thiên nhiên có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và làn da. Hơn thế nữa, hoa hồng còn được dùng để làm trà hoa hồng tốt cho sức khỏe.
Những nụ hồng còn khép chặt sẽ được người ta thu hoạch và sấy khô hoặc phơi nắng để làm trà hoa hồng, vì khi hoa đã nở sẽ rất khó để làm trà. Với kỹ thuật ướp trà đặc biệt kèm theo các bước điều chế tỉ mỉ sẽ cho ra trà hoa hồng thơm ngát và có vị chua nhẹ đầu lưỡi.
Trà hoa hồng là gì?
Để nói về lợi ích thì trà hoa hồng có muôn vàn lợi ích cho cơ thể bạn từ ngoài vào trong, theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương - Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện thì trà hoa hồng có một số lợi ích như:
- Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể: Với hàm lượng cao các vi chất như vitamin B, vitamin C, canxi, kali,... Trà hoa hồng giúp cải thiện hoạt động trao đổi chất của cơ thể và phòng ngừa một số bệnh cảm cúm thông thường.
- Giảm căng thẳng, stress: Theo nghiên cứu đã được công bố tại Thái Lan, trà hoa hồng sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, giúp an thần và ngủ ngon hơn.
- Cải thiện vóc dáng và làm đẹp da: Trà hoa hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin E, quercetin, gallic acid và flavonoid giúp làn da thêm săn chắc, làm chậm quá trình lão hóa da và hạn chế sự tích tụ mỡ dưới da.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và đường tiêu hóa: Chất pectin và chất xơ trong trà sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, đào thải ra ngoài tốt hơn và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
- Góp phần cải thiện bệnh tim mạch và ung thư: Theo nghiên cứu vào năm 2013, hàm lượng anthocyanin, catechin, EGCG, polyphenol và cyanidin-3-O-β-glucoside có trong trà hoa hồng giúp loại bỏ các gốc tự do, điều hòa hoạt động lưu thông máu của cơ thể.
Lợi ích của trà hoa hồng
Khi thu hoạch xong các nụ hồng chưa nở, người làm trà sẽ phơi các búp hoa dưới ánh nắng trực tiếp trong vòng 5 ngày hoặc có thể sấy khô công nghiệp.
Sau đó, búp hoa có thể được cho vào túi nilon hoặc hũ thủy tinh và bảo quản trong những nơi khô ráo, thoáng mát dùng được nhiều lần. Tránh mở nắp nhiều lần để đảm bảo chất lượng của hoa hồng.
Cách sơ chế và bảo quản hoa hồng làm trà
Trà hoa hồng sẽ được pha theo 2 cách khác nhau dựa vào búp hoa hồng tươi hoặc búp hoa hồng khô.
- Nguyên liệu: 3 - 5 búp hoa hồng tươi, nước, muối
- Cách làm: Trước hết, bạn sẽ rửa nhẹ nhàng từng nụ hoa hồng bằng nước muối để làm sạch bụi bẩn. Tiếp theo, rửa lại hoa hồng bằng nước sạch để giảm độ mặn của muối. Sau đó, bạn hãy để ráo và cho vào ấm chứa 200ml nước sôi hãm trong vòng 10 - 20 phút là có thể dùng được.
Pha trà bằng hoa hồng tươi
Hoa hồng khô sẽ có nhiều cách pha hơn cho bạn dễ dàng lựa chọn như:
Nụ hoa hồng khô với táo đỏ
- Nguyên liệu: 20g nụ hồng khô, 15g táo đỏ, nước sôi
- Cách làm: Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần cho nụ hồng khô và táo đỏ vào ấm và cho nước sôi vào ngâm trong vòng 10 phút là có thể thưởng thức ngay. Ngoài ra, bạn có thể cho vào một số loại hoa khác ngoài táo đỏ như hoa nhài, hoa cúc.
Pha trà bằng hoa hồng khô
Nụ hoa hồng khô, mật ong, gừng và trà túi
- Nguyên liệu: 20g nụ hồng khô, 10g gừng lát, 10ml mật ong và 1 gói trà túi lọc
- Cách làm: Trước tiên, bạn cho gói trà túi lọc vào ấm trà có nước sôi ngâm từ 3 đến 5 phút. Sau đó, bạn cho nụ hồng khô, gừng lát và mật ong vào ấm trà và bắt đầu thưởng thức.
Nụ hoa hồng khô và trà sữa
- Nguyên liệu: 20g hoa hồng khô, 2 gói trà túi lọc, 300ml sữa tươi
- Cách làm: Bạn ngâm 2 gói trà túi lọc vào nước sôi trong vòng 5 phút sau đó bỏ hoa hồng khô vào hãm trong 10 phút. Tiếp đến bạn đun sôi sữa tươi và cho trà đã hãm vào khuấy đều. Vậy là bạn đã có món trà sữa hoa hồng vừa ngon vừa lạ.
Cách pha trà hoa hồng
Trà hoa hồng sẽ phát huy tác dụng nếu bạn biết khi nào nên dùng. Trong các hoạt động hoặc bữa ăn hằng ngày, bạn nên uống trà sau bữa ăn và sau khi tập thể dục để hạn chế hấp thu chất béo, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng trà hoa hồng vào buổi sáng sớm để tăng cường hoạt động tuần hoàn máu, tạo năng lượng cho ngày mới hoặc những lúc căng thẳng, stress để thư giãn đầu óc, an thần và đẩy lùi mệt mỏi.
Cách dùng trà hoa hồng tốt cho sức khỏe
- Tuy trà hoa hồng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 5 đến 20g trà hoa hồng.
- Trà hoa hồng không nên uống khi đói bụng vì sẽ làm mất cân bằng acid và kiềm trong dạ dày, gây khó khăn trong việc trao đổi chất của cơ thể.
- Không nên kết hợp trà hoa hồng với trà xanh vì sẽ làm giảm tác dụng của trà hoa hồng, ảnh hưởng tới chất lượng vốn có của trà hoa hồng.
- Các mẹ bầu không nên uống trà hoa hồng vì trà này kích thích lưu thông máu, thúc đẩy co bóp tử cung có thể dẫn đến sảy thai.
Những lưu ý khi sử dụng trà hoa hồng
Trên đây là chia sẻ của Bách hóa XANH về các công dụng của trà hoa hồng. Bây giờ, bạn có thể bỏ túi những công dụng và cách pha trà hoa hồng để mời người thân và bạn bè của mình rồi nhé!