Hải Phòng, ngày 21/11/2024 |
Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu.
Kích thích ăn ngon ngủ tốt, đồng thời có thể chữa được các bệnh về tim mạch và tiêu hóa rất tốt.
Nhắc đến sâm, nhiều người thường nghĩ đến nhân sâm hay sâm ngọc linh. Tuy nhiên, đây là hai loại sâm đắt đỏ nên không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng. Có một loại sâm được ví như “nhân sâm của người nghèo” vì vừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vừa có giá thành rẻ hơn. Đó chính là hồng đẳng sâm.
Hồng đẳng sâm là loại sâm gì?
Hồng đẳng sâm hay đẳng sâm, đảng sâm, đẳng sâm rừng, sâm dây,… là loại sâm được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới với tên khoa học là Codonopsis pilosula. Loại sâm này thuộc họ hoa chuông, với những bông hoa nhỏ xinh và hình dáng tựa chiếc chuông. Đẳng sâm phát triển tự nhiên và được trồng ở các vùng núi cao từ 900 - 2000m so với mực nước biển.
Cây hồng đẳng sâm là loài thực vật thân leo, mọc thành cụm, leo lên các cây và vật thể khác hoặc mọc bò dài trên mặt đất. Thân cây có màu xanh tím hoặc tím sẫm, có lông nhỏ và thưa. Lá cây hình trứng, đuôi lá nhọn. Hoa có thể màu vàng xanh, trắng xanh, bên trong có thể phớt vân tím, mọc ở các nách lá.
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu của đẳng sâm chính là phần rễ củ. Rễ cây khi phát triển sẽ phình to thành củ, hình trụ dài, đường kính củ có thể đạt 3cm. Củ hồng đẳng sâm ít phân nhánh, trên thân củ có những vết sẹo lồi.
Hồng đẳng sâm được xếp vào nhóm 10 loại sâm quý và phổ biến nhất ở nước ta. Loại dược liệu này mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như:
Trong Đông y, đẳng sâm là vị thuốc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm nên rất tốt cho hệ hô hấp. Nước sắc từ đẳng sâm có thể dùng để chữa ho có đờm, ho do viêm phế quản, hen phế quản. Thậm chí, các bệnh hô hấp mãn tính như: Lao phổi, giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính,… cũng sẽ được kiểm soát tốt nhờ vị thuốc này.
Ở bệnh nhân hen suyễn, các thành phần dược chất trong đẳng sâm có thể ức chế bài tiết các chất nội sinh khiến phế quản co thắt nên có thể làm dịu các cơn hen.
Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng bài thuốc kích sữa, chữa mất sữa từ đẳng sâm và cam thảo. Bài thuốc này giúp sữa mẹ về nhanh, về nhiều và cải thiện chất lượng sữa mẹ. Đây cũng là bài thuốc điều kinh, bổ huyết rất tốt cho sản phụ.
Đẳng sâm dù sử dụng theo các nào cũng giúp cân bằng và ổn định đường huyết. Điều này giúp bệnh nhân tiền tiểu đường kiểm soát bệnh tật, làm chậm quá trình diễn tiến đến tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường có thể giảm triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng. Với những người khỏe mạnh bình thường, đẳng sâm giúp duy trì mức đường huyết lý tưởng, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trong đẳng sâm có thành phần hoạt chất saponin. Đây là hoạt chất có tác dụng ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Đây là cách dược liệu này bảo vệ cơ thể khỏi các phản ứng viêm nhiễm.
Các dược chất có trong đẳng sâm có tác dụng bảo vệ các tế bào gan, phòng ngừa các bệnh gan mãn tính. Ở những bệnh nhân gan bị tổn thương do rượu bia hoặc do bệnh lý, đẳng sâm giúp phục hồi các tế bào gan hư tổn, từ đó phục hồi chức năng gan.
Đông y có bài thuốc kết hợp đẳng sâm và bạch quả để tăng cường chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, giữ đầu óc luôn minh mẫn. Đẳng sâm kích thích lưu thông tuần hoàn máu, tăng tạo hồng cầu vì thế cũng giúp tăng cường máu lên não. Điều này tốt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người làm việc trí óc và người đang bị căng thẳng kéo dài. Không những giảm căng thẳng, đẳng sâm còn giúp tinh thần thư thái, giảm các triệu chứng trầm cảm, hay rối loạn lo âu.
Trong thành phần của đẳng sâm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Các chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giảm nếp nhăn trên da. Nhờ kích thích lưu thông máu nên đẳng sâm cũng giúp phái nữ sở hữu một làn da hồng hào, khỏe mạnh. Ngoài làm đẹp da, dược liệu này còn giúp phụ nữ sở hữu mái tóc chắc khỏe, bóng đẹp.
Hồng đẳng sâm có thể kích thích sản xuất interferon để chống lại virus. Nếu dùng đẳng sâm thường xuyên, chúng ta sẽ giảm tần suất mắc các bệnh do virus gây ra. Dược liệu này cũng giúp tăng lượng kháng thể, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế tác động của các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài cơ thể.
Thành phần dược chất có trong đẳng sâm có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, phòng ngừa viêm loét dạ dày, chữa lành tổn thương trong niêm mạc dạ dày nếu có. Đẳng sâm cũng có tác dụng giảm tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.
Muốn dùng hồng đẳng sâm để chăm sóc sức khỏe hàng ngày, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Hồng đẳng sâm có thể được sử dụng để chế biến các món ăn đại bổ dùng để bồi bổ cơ thể cho người già yếu, người mới ốm dậy, người thiếu máu, trẻ suy dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh. Một số món ăn đại bổ như: Đẳng sâm hầm gà ác, bào ngư tiềm đẳng sâm, canh gà thảo dược, chim câu hầm đẳng sâm,…
Cách đơn giản nhất để dùng đẳng sâm hằng ngày là sắc nước uống. Mỗi lần, bạn chỉ cần dùng 100 - 150g đẳng sâm tươi, nấu cùng 2 lít nước. Nước đẳng sâm dùng uống trong ngày là tốt nhất. Nếu muốn bảo quản đến ngày hôm sau bạn cần cất trong ngăn mát tủ lạnh. Ngoài đẳng sâm tươi, bạn cũng có thể dùng đẳng sâm khô đã cắt khúc để nấu nước. Nước hồng sâm có mùi thơm, vị ngọt dịu rất dễ uống.
Có nhiều công thức ngâm rượu đẳng sâm khác nhau. Bạn có thể dùng nguyên đẳng sâm tươi, nguyên đẳng sâm khô hoặc kết hợp cả hai loại để ngâm. Rượu dùng để ngâm sâm tốt nhất là rượu gạo ủ bằng men tự nhiên, nồng độ cồn khoảng 40 độ. Mỗi ngày chỉ cần dùng tối đa 50ml rượu đẳng sâm, bạn sẽ thấy ăn ngon, ngủ ngon, cơ thể khỏe mạnh dần lên.
Dù đẳng sâm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số đối tượng không phù hợp để sử dụng như: Trẻ em dưới 1 tuổi, người đang mắc các bệnh rối loạn đông máu, người chuẩn bị hoặc vừa phẫu thuật, người đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc khác,… Nếu có ý định dùng hồng đẳng sâm để hỗ trợ điều trị bệnh, đừng quên tham khảo ý kiến thầy thuốc bạn nhé!